Ngạt Mũi Là Chuyện Nhỏ
19/ 02/ 2020 09:39:31 0 Bình luận
Thời tiết thay đổi thất thường lúc giao mùa khiến trẻ nhỏ dễ bị sổ mũi, nghẹt mũi. Không kịp điều trị bệnh dễ tiến triển thành viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm xoang… Đừng lo lắng! Hãy để chị Cầu Vồng “bắt bệnh” và gợi ý cho các bạn nhỏ mẹo chữa ngạt mũi nhé.
1. Nguyên nhân gây ngạt mũi
Trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi có hệ hô hấp và hệ miễn dịch đang trong thời kỳ phát triển, chưa hoàn thiện nên sức đề kháng yếu. Nhiệt độ thay đổi thất thường trong thời điểm giao mùa như ban ngày nắng, sáng sớm, chiều tối và ban đêm lạnh, cộng với độ ẩm tăng cao tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus sinh sôi, gây bệnh. Trẻ nhỏ thường không thích ứng kịp thời với sự thay đổi này, nên rất dễ bị sổ mũi, nghẹt mũi.
Ngoài ra, việc hít phải khói bụi ô nhiễm trong không khí hay từ các vật dụng thường dùng trong gia đình cũng khiến niêm mạc mũi bị kích thích, gây ra tình trạng viêm mũi, viêm mũi dị ứng kéo theo tình trạng ngạt mũi.
Dị ứng phấn hoa, dị ứng lông vật nuôi cũng gây ra tình trạng ngạt mũi, sổ mũi ở trẻ nhỏ.
Những nguyên nhân gây viêm mũi, ngạt mũi
2. Những mẹo chữa ngạt mũi
Xông tinh dầu
Xông tinh dầu giúp chúng ta cảm thấy thoải mái, thư giãn hơn. Những loại tinh dầu có khả năng kháng khuẩn như tinh dầu sả chanh, tinh dầu bạc hà,... còn giúp điều trị tích cực bệnh ngạt mũi, sổ mũi. Sau khi xông tinh dầu, bé sẽ thấy "thông" mũi và dễ thở ngay tức thì! Tuy nhiên không nên lạm dụng xông quá nhiều tránh ảnh hưởng đến niêm mạc mũi nhé.
Vệ sinh mũi thường xuyên bằng dung dịch vệ sinh mũi
Khi bị ốm, ghỉ mũi, chất nhầy ở mũi nhiều gây ra tình trạng ngạt mũi, xổ mũi. Việc chúng ta cần làm để cải thiện tình trạng này đó là sử dụng dung dịch nước muối sinh lý hoặc sản phẩm chuyên dụng để làm sạch lớp chất nhầy bít tắc, tránh tình trạng khó thở. Đồng thời, việc vệ sinh mũi bằng dung dịch vệ sinh cũng tránh gây tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn gây nên.
Súc miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lý
Khi mũi bị ngạt, trẻ sẽ thường thở bằng miệng. Điều đó vô tình sẽ khiến cổ họng bị khô, dễ khiến virus, vi khuẩn tấn công gây ra tình trạng viêm họng, viêm thanh quản,... Ngoài ra, đường ống mũi của con người thông trực tiếp với khoang miệng nên vệ sinh miệng thường xuyên bằng cách xúc miệng bằng nước muối cũng sẽ giúp cải thiện tình trạng ngạt mũi, viêm mũi nhanh hơn.
Đeo khẩu trang
Đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh hít phải khói bụi ô nhiễm hoặc phấn hoa. Lưu ý trong khi hắt xì hơi cần phải lấy giấy khô che miệng và mũi, sau đó cho giấy đó vào thùng rác có lắp đậy để tránh lây lan virus cho người xung quanh. Ngoài ra, nên thường xuyên vệ sinh chăn, gối, đồ dùng vật dụng trong gia đình, luôn giữ môi trường sống sạch sẽ và thông thoáng.
Chườm mũi bằng khăn nóng
Chườm mũi bằng khăn nóng giúp mũi cảm thấy dễ chịu hơn, cải thiện tình trạng ngạt mũi tốt hơn.
Uống trà gừng, mật ong
Trà gừng mật ong có tác dụng rất tốt trong việc điều trị cảm lạnh, cảm cúm lúc giao mùa. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đủ chất cũng giúp tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp chống chọi với những tác nhân gây bệnh lúc giao mùa. Uống nhiều nước, đặc biệt nước cam cũng giúp điều trị bệnh ngạt mũi, sổ mũi nhanh hơn và hiệu quả hơn.