Làm Thế Nào Phòng Tránh Cảm Lạnh Cho Trẻ Vào Mùa Đông

24/ 12/ 2019 15:44:00 0 Bình luận

Mùa đông nhiệt độ giảm và khả năng miễn dịch của cơ thể cũng giảm đi, nhiều người dễ bị cảm lạnh, đặc biệt là trẻ em.

Triệu chứng cảm lạnh thường bao gồm từ việc kích ứng mũi và ho khan cho đến đau họng và lên cơn sốt.

Tuy nhiên, có những cách đơn giản để đề phòng cảm lạnh trong mùa đông. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1. Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn

Cảm lạnh là tình trạng viêm mũi cùng với viêm họng do virut gây ra. Vì vậy, việc đầu tiên bạn có thể làm để phòng tránh cảm và virus cúm cho trẻ là việc rửa tay thường xuyên. Để rửa sạch tay, bạn có thể hướng dẫn con  làm theo hướng dẫn sau đây:

- Làm ướt tay bằng nước ấm hay nước lạnh.

- Thoa xà bông lên tay.

- Chà nhẹ hai bàn tay với nhau để tạo bọt. Chà và rửa sạch mọi nơi trên bàn tay. Không quên khu vực dưới móng tay, kẽ ngón tay, và mu bàn tay.

- Quá trình này nên kéo dài ít nhất 20 giây. Hát bài “Chúc Mừng Sinh Nhật” được xem là cách nhanh để ghi nhớ xem bạn mất bao lâu để thực hiện quá trình này.

- Rửa lại tay với nước sạch.

- Dùng khăn giấy để khóa vòi nước lại để tay không bị dính bẩn một lần nữa.

- Bạn cũng có thể sử dụng khăn giấy để mở cửa phòng vệ sinh công cộng.

2. Uống nước ấm, sữa ấm hoặc soup

Uống đủ nước luôn là một từ khóa quan trọng để có một sức khỏe tốt. Thế nhưng vào mùa đông, trời lạnh khiến trẻ lười uống nước. Hãy đảm bảo rằng không quá lạnh để tránh tình trạng viêm họng ở trẻ. Ngoài ra, các mẹ có thể bổ sung nước cho con bằng sữa, nước trái cây hoặc các loại thức dạng lỏng như soup, cháo, canh,...

3. Làm sạch chăn gối, đồ chơi và các bề mặt trong nhà

Virus gây bệnh thường sống được hàng giờ thậm chí vài ngày trong môi trường không khí hay trên các đồ vật. Để ngăn chặn tình trạng  trẻ bị nhiễm vius cảm cúm, ngoài việc dạy trẻ rửa tay thường xuyên thì các bậc phụ huynh cũng cần phải làm sạch những bề mặt và vật dụng mà trẻ hay tiếp xúc như chăn, gối, đồ chơi, sàn nhà, nắm cửa...

4. Giữ ấm cơ thể nhất là cổ và chân

Trời lạnh và khô khiến hệ miễn dịch cơ thể suy giảm, đặc biệt là đối với cơ thể của trẻ. Các bộ phận như cổ, tai, hay bàn chân bị lạnh sẽ khiến cơ thể ốm sốt, khó chông lại đượ xâm nhập của virus, vi khuẩn gây bệnh.

5. Chế độ dinh dưỡng giúp phòng ngừa bệnh cảm lạnh

- Bổ sung lợi khuẩn probiotic: Probiotics cũng có thể giảm khả năng bị nhiễm trùng đường hô hấp 20% ở trẻ em và người già. Một nguồn probiotic dễ bổ sung nhất là từ sữa chua.

- Ăn nhiều rau xanh và hoa quả

- Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều kẽm. Kẽm thực sự có thể làm giảm sự phát triển của virus. Thêm vào đó, dùng kẽm dường như làm giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cảm lạnh ngay sau khi chúng xuất hiện. Các loại thực phẩm  chứa nhiều kẽm như: Thịt bò, đậu phụ, hàu và đậu lăng, các loại hạt,...

- Các loại gia vị có vị cay nồng như hành, tỏi, hạt tiêu, ớt,... cũng có khả năng phòng ngừa cảm lạnh rất tốt .

6. Giữ khoảng cách với người bệnh

Cố gắng cách xa họ ít nhất 0,6 m. Cảm lạnh có thể dễ dàng lây lan nếu bạn đứng gần ai đó bị bệnh. Virut cúm thường dễ lây từ người này sang người khác kể cả sau 2 tuần. Nếu một người có dấu hiệu bị sốt do cảm lạnh, người đó sẽ có nguy cơ cao lây bệnh cho người khác.

Trên đây là 6 cách phòng tránh cảm lạnh vào mùa đông. Hãy theo dõi cầu vồng để cập nhật những thông tin chăm sóc và nuôi dạy con cái toàn diện.

 

 

Tin tức khác

CÁCH NUÔI DẠY MỘT ĐỨA TRẺ HẠNH PHÚC HIỆN NAY

CÁCH NUÔI DẠY MỘT ĐỨA TRẺ HẠNH PHÚC HIỆN NAY

20/08/2020

5 phút bố mẹ vừa chơi vừa học cùng các con

5 phút bố mẹ vừa chơi vừa học cùng các con

24/07/2020

Những Món Quà Bé Hãy Tặng Mẹ Ngày 8/3

Những Món Quà Bé Hãy Tặng Mẹ Ngày 8/3

27/02/2020

Để Trở Thành Một Ông Bố Tốt

Để Trở Thành Một Ông Bố Tốt

24/02/2020

Ngạt Mũi Là Chuyện Nhỏ

Ngạt Mũi Là Chuyện Nhỏ

19/02/2020