Khám Phá 8 Loại Hình thông Minh (Phần 2)
10/ 02/ 2020 15:26:00 0 Bình luận
Ở bài viết Khám phá 8 loại hình trí thông minh (Phần 1), Cầu Vồng đã nêu sơ lược về học thuyết trí thông minh đa diện và thông tin các loại hình trí thông minh ngôn ngữ, âm nhạc, tương tác xã hội. Ở bài viết này, Cầu Vồng sẽ tiếp tục cung cấp cho các bạn độc giả thông tin về 5 loại hình trí thông minh còn lại nhé.
4. Trí thông minh nhận thức bản thân
4.1. Trí thông minh nhận thức bản thân là gì?
Trí thông minh nhận thúc bản thân của mỗi người bao gồm những năng lực đánh giá cảm xúc bản thân mình, năng lực phân biệt cảm xúc ấy và đưa chúng vào hướng dẫn hành vi. Người có trí thông minh này là những người hiểu biết và có ý thức mạnh mẽ về bản thân mình. .Những người vượt trội ở trí thông minh này dễ thành công trong cuộc sống nhờ biết xác định rõ mục tiêu và ước mơ của mình, hiểu điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, từ đó để hoàn thiện bản thân mình hơn.
4.2. Những biểu hiện của trí thông minh nhận thức bản thân
- Trẻ có ý thức sớm về bản thân, hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu, sở thích của bản thân
- Trẻ có thể diễn đạt chính xác những gì bé nghĩ và cảm nhận- dù là lời nói hay hành động, cử chỉ, nét mặt
- Trẻ có tính tự lập cao: Có tính tập trung và nỗ lực cao trong sinh hoạt hàng ngày cũng như trong học tập; trẻ thích làm việc độc lập hơn là làm việc nhóm
- Bé nhạy cảm, có nhận thức tinh tế, có trực giác tốt
4.3. Những hành động hỗ trợ phát huy trí thông minh nhận thức bản thân
- Tạo ra một bầu không khí biểu lộ tình yêu thương, tôn trọng, rộng lượng trong gia đình để khuyến khích bé chia sẻ, bày tỏ ý kiến. Cha mẹ nên chú ý lắng nghe, chấp nhận và tôn trọng ý kiến khác biệt của con.
- Khi bé tự chơi, tự học hay tự tìm tòi, khám phá một việc nào đó, cha mẹ nên quan sát, khuyến khích, động viên và hướng dẫn để con thực hiện nhé
- Khuyến khích bé viết nhật ký
- Khuyến khích con đặt mục tiêu và tự hoàn thành
- Cho trẻ không gian và điều kiện để tự lập
5. Trí thông minh Logic- toán học
5.1. Trí thông minh Logic- toán học là gì?
Trí thông minh Logic - toán học có liên quan đến năng lực tư duy bằng con số, khả năng lý luận, giải quyết vấn đề một cách logic, hay khả năng nhìn thấy mối liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả của các vấn đề mộ cách khoa học. Loại thông minh này rất quan trọng, được dùng để giải quyết hầu hết các vấn đề của cuộc sống hàng ngày.
5.2. Những biểu hiện của trí thông minh logic-toán học
- Trẻ nhạy bén với các con số
- Thích thú với việc học hỏi những phép tính,các bài toán, con số
- Trẻ hay chú ý và nhớ các con số xuất hiện ở khắp nơi như mặt đồng hồ, đồng tiền, bảng hiệu đường phố
- Nhạy bén trong việc phát hiện sự khác nhau giữa các sự vật, sự việc (về số lượng, hình dáng, màu sắc,...)
- Trẻ tò mò và hay thắc mắc
5.3. Những hành động hỗ trợ phát triển trí thông minh logic-toán học
- Luôn tạo hứng thú cho bé làm quen với các con số trong các tình huống hàng ngày như: đếm xem nhà có mấy người, nhờ bé sắp chén, bát trước bữa ăn, đếm giây đèn đỏ,...
- Khuyến khích trẻ tự tìm tòi câu trả lời cho những thắc mắc của bản thân
- Tạo điều kiện để trẻ khám phá được những nguyên nhân, quy luật như: giúp bé làm một vài thí nghiệm đơn giản,thường xuyên đặt ra những câu hỏi đòi hỏi sự tư duy logic của trẻ,...
6. Trí thông minh tự nhiên
6.1. Trí thông minh tự nhiên là gì?
Loại trí thông minh tự nhiên liên quan đến năng lực cảm nhận, liên kết và nhận biết những yếu tố tự nhiên. Người nổi trội về trí thông minh này có khả năng nhận biết và liên hệ với những sự vật, những quá trình diễn ra trong thế giới tự nhiên.
6.2. Những biểu hiện của trí thông minh tự nhiên
- Trẻ thích hoạt động ngoài trời, thích tiếp xúc, gần gũi với thiên nhiên
- Trẻ thích dành thời gian để khám phá thiên nhiên như đào cát, nhặt những cục đá ngoài vườn, “vạch lá tìm sâu”...
- Trẻ thích cho thú cưng ăn và dành nhiều tình cảm cho chúng, thích trồng cây, tưới nước cho cây
- Trẻ thường thích đặt những câu hỏi về thiên nhiên như “tại sao lại xuất hiện cầu vồng”, “tại sao lại có mưa”,...
6.3. Những hành động hỗ trợ phát triển trí thông minh tự nhiên
- Tạo điều kiện để trẻ được tiếp xúc gần gũi với thiên nhiên, cho trẻ tham gia vào các hoạt động ngoài trời
- Cha mẹ cần tạo điều kiện cho trẻ trải nghiệm thực tế như trồng cây, chăm sóc vậ nuôi,...
- Cho trẻ đi thăm sở thú
- Khuyến khích trẻ và cùng trẻ xem những kênh truyền hình như Discovery hay Aimal Palnet vốn có rất nhiều thông tin bổ ích và lý thú về thiên nhiên
- Khuyến khích trẻ tự ìm hiểu về những hiện tượng tự nhiên như mưa, gió, sấm sét,...
7. Trí thông minh không gian thị giác
7.1. Trí thông minh không gian thị giác là gì?
Trí thông minh không gian thị giác liên quan đến năng lực tiếp nhận hình ảnh, sử dụng công cụ hình ảnh- màu sắc- đường nét để xử lý thông tin. Loại trí thông minh này cần thiết cho việc ghi nhớ và tái tạo thông tin hình ảnh vừa quan sát được trong tâm trí đặc biệt là khả năng định hướng trong không gian ba chiều. Trẻ nổi trội trí thông minh này thường tư duy bằng hình ảnh, và có khả năng ghi nhớ, truy xuất hình ảnh rất tốt. Một số bé sẽ thích việc tự sắp xếp vị trí các đồ vật yêu thích, có trí nhớ tốt về phương hướng- vị trí, đôi khi bé còn thích dẫn đường cho người lớn nữa.
7.2. Những biểu hiện của trí thông minh không gian thị giác
- Trẻ thích ngắm những đồ chơi nhiều màu sắc, những đồ vật chuyển động
- Trẻ thích những hình ảnh trong sách, báo, truyện
- Trẻ thích vẽ tranh và có năng khiếu vẽ
- Trẻ thích làm đồ thủ công như cắt, dán, nặn đất sét,..
- Trẻ thích chơi trò chơi xếp hình
7.3. Những hành động hỗ trợ phát huy trí thông minh không gian thị giác
- Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với hình ảnh, màu sắc, cho trẻ thỏa thích ngắm sự vật
- Khuyến khích trẻ trải nghiệm với hình ảnh, màu sắc để bé thỏa trí sáng tạo
- Cho trẻ chơi những trò chơi đòi hỏi trí nhớ: tìm điểmkhác biệt giữa các hình ảnh, tìm hình giống nhau,...
- Khuyến khích trẻ vẽ tranh, nặn đất sét,...
8. Trí thông minh vận động cơ thế
8.1. Trí thông minh vận động cơ thể là gì?
Trí thông minh vận động cơ thể là khả năng điều khiển sự vấn động của cơ thể mộ cách tài tình, là sự thành thạo trong toàn bộ cơ thể để biểu đạt ý tưởng và cảm xúc. Không chỉ thế, nó còn là sự khéo léo khi dùng các bộ phận cơ thể để tạo ra sự biến đổi lên một sự vật nào đó.
8.2. Những biểu hiện của trí thông minh vận động cơ thể
- Trẻ thích các trò chơi vận động, thể hiên sự bền bỉ, linh hoạt và khả năng phản xạ tốt trong quá trình vận động
- Thích tham gia các hoạt động thể thao, nhảy múa hoặc chơi giỏi một môn thể thao nào đó
- Trẻ không thích ngồi yên trong một khoảng thời gian dài
- Trẻ thích tháo rời các bộ phận của đồ chơi rồi lắp lại
- Biểu hiện trên nét mặt rất đa dạng, thể hiện được nhiều loại cảm xúc
8.3. Những hành động hỗ trợ phát huy trí thông minh vận động cơ thể
- Cho trẻ rèn luyện thể chất giúp tim và phổi khỏe mạnh, nâng cao sức bền và tăng cường khả năng chịu đựng của cơ thể
- Tạo điều kiện cho trẻ tham gia những hoạt động đòi hỏi sự vận động của cơ thể.
Cầu Vồng hi vọng qua bài viết này, các bậc cha mẹ sẽ có thể biết được con mình có loại hình trí thông minh nào nổi trội, từ đó sẽ tìm ra cách giáo dục phù hợp, giúp con hứng thú và tiếp thu tốt hơn. Bên cạnh đó, việc phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu sớm sẽ tạo cơ hội rất tốt cho trẻ trong quá trình phát triển để trở thành nhân tài sau này.