12 TRIỆU CHỨNG VỀ BỆNH NGUY HIỂM Ở TRẺ BỐ MẸ KHÔNG NÊN BỎ QUA 

07/ 02/ 2020 16:21:42 0 Bình luận

Cauvong.vn - Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị mắc các bệnh đáng lo ngại nhưng khó phát hiện vì trẻ chưa đủ lớn để biết cách phản ánh và diễn đạt những điều đang xảy ra với cơ thể mình cho bố mẹ. Vì vậy, trong quá trình chăm sóc bé, bố mẹ cần lưu ý và để tâm những triệu chứng nguy hiểm mà trẻ nhỏ rất dễ gặp phải.

 1. Sốt cao
Sốt trên 38 độ C ở trẻ dưới 3 tháng tuổi, trên 38,5 độ C ở bé 3 đến 6 tháng tuổi và trên 39,5 độ C ở trẻ 6 tháng đến 2 tuổi đều được coi là nguy hiểm.
Các bác sĩ nhi khoa nhấn mạnh rằng khi cơn sốt xuất hiện, con số trên nhiệt kế không quan trọng bằng tình trạng của con bạn. Vậy nên, bố mẹ cần quan sát thêm các biểu hiện khác của con như xem trẻ có mệt mỏi, lờ đờ, nôn... hay không.
Đặc biệt, trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi cần được đưa đến cơ sở y tế ngay lập tức nếu như thấy trẻ sốt trên 38 độ C. Vì đây có thể là dấu diệu xâm nhập của vi khuẩn.

 2. Sốt kéo dài
Bố mẹ nên cảnh giác nếu cơn sốt của con không thuyên giảm trong lúc điều trị hoặc kéo dài quá 5 ngày.
Nếu bạn đã cho con bạn uống thuốc hạ sốt như acetaminophen hoặc ibuprofen nhưng trong vòng 4 - 6 giờ trẻ vẫn không thể hạ sốt thì tốt nhất hãy đến cơ sở y tế. Đây là một dấu hiệu cho thấy trẻ đã bị nhiễm trùng mà cơ thể không thể chống cự lại được.

 3. Sốt kèm với đau đầu hoặc đau cứng cổ
Nếu thấy trẻ sốt kèm theo cứng cổ hoặc đau đầu hoặc phát ban giống như vết bầm tím hay các chấm đỏ nhỏ thì nên cho trẻ đến gặp bác sĩ, vì đây có thể là hậu hiệu của viêm màng não.

 4. Phát ban hình tròn
Phát ban hình vòng với một đốm nhạt ở trung tâm có thể biểu thị bệnh Lyme - chứng nhiễm trùng do vi khuẩn thuộc chi Borrelia gây ra. Hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu thấy các vết phát ban ngày một nhiều lên, hoặc bất kỳ vết bầm tím lan rộng không rõ nguyên nhân. Đây có thể là một dấu hiệu của rối loạn máu có thể. Ngoài ra, phát ban ở phần trên lách, có thể là dấu hiệu của phản ứng dị ứng. Nếu con bạn kèm theo khó thở hoặc bị kích động thì nên được bác sĩ kiểm tra ngay lập tức.

 5. Nốt ruồi bất thường
Việc bỗng nhiên xuất hiện những nốt ruồi bất thường, đường viền lem nhem, một nốt ruồi nhưng nhiều màu sắc hay các nốt ruồi cũ trở nên thay đổi về kích thước và hình dạng cũng là một điều cần lưu ý. Tất cả những điều này có thể là dấu hiệu của một bệnh ung thư da tiềm năng.

 6. Đau bụng, đau dạ dày đột ngột
Nếu trẻ bị đau ở phía dưới bên phải, hãy yêu cầu bé nhảy lên nhảy xuống nếu nó gây khó chịu cho bé, đó có thể là dấu hiệu của viêm ruột thừa. Mặc dù ruột thừa nằm ở phía dưới bên phải của bụng, cơn đau do viêm ruột thừa có thể bắt đầu quanh rốn và di chuyển sang bên phải. Bác sĩ nhi khoa Brown ở Austin cho rằng: "Với một loại virus dạ dày bình thường, thường có sốt, sau đó nôn, rồi đau dạ dày và tiêu chảy. Nhưng với viêm ruột thừa, đôi khi tiêu chảy, đau bụng, nôn, sau đó là rất đau và có thể sốt". Nếu bạn nhận thấy những triệu chứng này ở con hãy đưa con đến bệnh viện. Viêm ruột thừa tiến triển nhanh chóng và điều trị hiệu quả nhất khi được phát hiện sớm.

 7. Nhức đầu, nôn mửa
Nhức đầu xảy ra vào sáng sớm hoặc thức dậy vào giữa đêm hoặc kèm theo nôn mửa. Đây có thể là biểu hiện của chứng đau nửa đầu. Chứng đau nửa đầu ở trẻ em không nguy hiểm và có thể chữa trị tại nhà. Tuy nhiên, những cơn đau đầu vào buổi sáng và nửa đêm cũng có thể là một dấu hiệu của một bệnh nào đó nghiêm trọng hơn, và đó là lý do tại sao bạn cần cho con đến gặp bác sỹ.

 8. Đi tiểu giảm
Khô miệng và môi, đi tiểu giảm, da khô, da bị bó lại khi bạn véo nó, nôn mửa hoặc tiêu chảy quá mức, những dấu hiệu này đều liên quan đến mất nước và cần được điều trị nhanh vì mất nước có thể dẫn đến sốc.

 9. Môi xanh
Môi có màu xanh hoặc đổi màu quanh miệng; thở khó nhọc, khi thở phải rít sâu ở bụng và ngực, thở hổn hển, hoặc nghe như có tiếng huýt sáo khi thở là những triệu chứng cho thấy đường hô hấp của trẻ đang có vấn đề.
Nếu không rõ con bạn đang gặp rắc rối gì nghiêm trọng, hãy kiểm tra nhịp hô hấp của trẻ. Đếm hơi thở trong 30 giây và sau đó nhân hai. Tỷ lệ bình thường là dưới 60 nhịp đối với trẻ sơ sinh; dưới 40 nhịp đối với bé dưới 1 tuổi; dưới 30 nhịp cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi; và ít hơn 24 nhịp đối với trẻ 4 đến 10 tuổi.

10. Mặt sưng
Sưng lưỡi, môi hoặc mắt, đặc biệt là khi đi kèm với nôn hoặc ngứa, chúng thường báo hiệu một phản ứng dị ứng nghiêm trọng (sốc phản vệ). Các triệu chứng có thể bao gồm sưng, khó thở và nổi mề đay khắp cơ thể.

11. Nôn sau khi ngã
Nếu con bạn dưới 6 tháng tuổi bị ngã, hay có những thay đổi thần kinh rõ ràng như nhầm lẫn, mất ý thức, hoặc gây ra nôn mửa hay bất cứ tổn hại nào với cơ thể thì hãy đưa con đến gặp bác sĩ.
Đối với trẻ trên 6 tháng, ngã sẽ không có vấn đề gì khi khoảng cách ngã ngắn và không rơi vào bất cứ thứ gì cứng hoặc sắc nhọn.
 12. Tiêu chảy
Triệu chứng này kéo dài hàng giờ có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng nặng, khiến cơ thể mất nước, lờ đờ và mệt mỏi. Lúc này trẻ cần được uống nước bổ sung muối khoáng, đồng thời nên đưa bé đến gặp để được điều trị kịp thời.

 Bằng việc theo dõi những triệu chứng, biểu hiện ở trẻ hàng ngày, bạn có thể biết được con đang gặp phải những vấn đề gì. Từ đó, sẽ có phương án bảo vệ sức khỏe của con một cách nhanh chóng và kịp thời.

Tin tức khác

DINH DƯỠNG NÂNG CAO SỨC ĐỀ KHÁNG TRONG MÙA DỊCH COVID-19(nCoV)

DINH DƯỠNG NÂNG CAO SỨC ĐỀ KHÁNG TRONG MÙA DỊCH COVID-19(nCoV)

05/02/2021

Giúp Con Duy Trì Cảm Hứng Học Tập Trong Kì Nghỉ Dài

Giúp Con Duy Trì Cảm Hứng Học Tập Trong Kì Nghỉ Dài

10/03/2020

Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ

Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ

05/03/2020

Tuyệt Chiêu Đơn Giản Đuổi Sạch Muỗi Trong Nhà

Tuyệt Chiêu Đơn Giản Đuổi Sạch Muỗi Trong Nhà

03/03/2020

Tuyệt Chiêu Giúp Mẹ Làm Bếp Nhanh Chóng

Tuyệt Chiêu Giúp Mẹ Làm Bếp Nhanh Chóng

28/02/2020