LẮNG NGHE CON TRẺ

22/ 07/ 2019 14:12:00 0 Bình luận

 Mỗi ngày bố mẹ dành ra 8-9 tiếng làm việc tại công ty, 2-3 tiếng để trở về nhà và chuẩn bị cơm nước, xong xuôi mọi việc cũng là lúc thấm mệt và cần một giấc ngủ nạp năng lượng cho ngày hôm sau. 

 Vậy câu hỏi đặt ra:" Vậy thời gian bố mẹ dành cho con vào lúc nào?" , "Thời gian để ngồi lắng nghe con là bao lâu trong một ngày?"

 Trên thực tế, nhịp sống hối hả với những lo toan tất bật về gia đình khiến bố mẹ đôi khi không thể dành trọn vẹn thời gian cho việc ở bên con cái. Chúng ta tưởng chừng là đang ở bên con nhưng thực chất ra lại rất xa cách với con và cứ song song như vậy, phải chăng mối quan hệ bố mẹ và con đang mất đi sự thấu hiểu?

  Bằng những thông tin dưiới đây, Cầu Vồng sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rằng tại sao cần ở bên lắng nghe con, và lắng nghe như thế nào là đúng cách?

 I. VÌ SAO CẦN LẮNG NGHE CON NÓI?

  Trong cuộc sống, chuyện mắc phải một vài lỗi lầm sẽ rất bình thường đối với người lớn bởi chúng ta biết cách giải quyết nó từ những kinh nghiệm, kĩ năng tích lũy được nhưng với trẻ con, những lỗi lầm ấy thật sự trở nên nghiêm trọng. Điều này khiến các con bế tắc, tuyệt vọng và hành động dại dột nhất là khi người lớn quan trọng hóa vấn đề, lạnh lùng khép tội thay vì ngồi phân tích đúng sai để bé hiểu. Biết lắng nghe trẻ, bố mẹ sẽ hiểu con hơn, có thể giúp con giải quyết rắc rối, thắc mắc mà con gặp phải và quan trọng nhất là có thể trở thành người bạn thân thiết của con.

II. LẮNG NGHE NHƯ THẾ NÀO

1. Ân cần, kiên nhẫn lắng nghe

  Khi bé chạy đến kể với bố mẹ một điều gì đó có nghĩa là bé rất cần một chỗ dựa tinh thần, mong muốn được giúp đỡ vì vậy hãy để con biết rằng bố mẹ đang lắng nghe, hiểu và thông cảm những gì con nói. Thay vì việc vừa dùng điện thoại, máy tính vừa nghe con nói thì tốt hơn hết bố mẹ nên tạm gác công việc sang một bên và " lắng nghe bằng cả con tim". 

  Quan trọng nhất, chúng ta hãy cân nhắc trước khi đưa ra câu trả lời cho phù hợp. Luôn tỏ thái độ tích cực, sẵn sàng động viên khích lệ cho đến khi con sẵn sàng chia sẻ những vấn đề khó nói, khó giãi bày.

  Liệu có lúc nào đang bận bịu mà bố mẹ nóng nảy ngắt lời bé không: " Bố đang bận, mai bố hỏi cô giáo cho con", " Thôi, tí nữa rảnh mẹ nói chuyện với con sau". Bố mẹ cần hiểu rằng, trẻ cũng cần được tôn trọng và lắng nghe mà không bị ngắt lời như một người lớn.

2. Tìm hiểu nguyên nhân thay vì phán xét

  Thay vì chỉ trích khi thấy con làm sai điều gì, bố mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân tình huống con vừa làm, dù bất kể lí do gì đi nữa, hãy khen ngợi bé khi con tự nhận lỗi và động viên nhắc nhở để con không bị tái phạm. 

  Việc xét đoán và thêm vào những câu nói tiêu cực khi chưa nghe hết vấn đề của con sẽ làm cản trở cuộc đối thoại, làm mất sự thân mật và niềm tin. Nếu bố mẹ tạo được thói quen nói chuyện và chia sẻ, một bầu không khí ấm áp và quan tâm lẫn nhau trong gia đình thì chắc chắn con sẽ luôn tin tưởng để tâm sự những niềm vui nỗi buồn của chúng cho bố mẹ nghe.

3. Nhận biết tâm tư tình cảm.

  Những cảm xúc của bé không phải là " chuyện nhỏ", những thứ mà người lớn cho là lặt vặt lại khiến trẻ suy nghĩ. Vì vậy, để con không cảm thấy bị lẻ loi trong chính câu chuyện của mình, bố mẹ hãy đặt mình vào vị trí của bé, cho con biết rằng bố mẹ rất hiểu và thông cảm cho con. 

4. Giúp con tìm ra giải pháp

  Sau khi đã lắng nghe con nói, bố mẹ sẽ tìm được nguyên nhân sâu xa của vấn đề và từ đó đưa ra giải pháp tốt nhất thuyết phục con. Thậm chí trong giới hạn cho phép, có thể cho trẻ thử sai nếu không thuyết phục được con. 

  Tuyệt đối không được áp đặt con phải làm theo ý mình mà hãy đưa ra lựa chọn và hỏi tại sao con lại làm như vậy, điều này sẽ giúp bé thoải mái, tự diễn đạt được quan điểm của mình - một trong những phương pháp phát triển ngôn ngữ được rất nhiều bậc phụ huynh lựa chọn. 

5. Luôn đồng hành cùng con

  Dù vậy cuộc sống có bận rộn đến mấy, dành thời gian theo sát những bước phát triển và thay đổi của con vẫn là điều cực kì cần thiết để có thể hiểu, định hướng và trở thành người bạn chia sẻ của con.

  Có rất nhiều cách để gần bên con chứ không nhất thiết phải nghiêm túc ngồi đối diện và trò chuyện với bé. Bố mẹ có thế đưa bé ra ngoài chơi, cùng con đọc sách, dành 15-20 phút mỗi ngày kể chuyện trước khi đi ngủ cho bé, thông qua đó đặt ra câu hỏi để con trả lời, chia sẻ tâm tư giúp bố mẹ hiểu con nhiều hơn.

 

Xem thêm các bài viết khác tại đây!

 

 

\

 

 

 

 

 

Tin tức khác

PHẠM BẢO CHÂU - CÔ BÉ HẠT TIÊU 2 LẦN TRỞ THÀNH ĐẠI SỨ VĂN HÓA ĐỌC

PHẠM BẢO CHÂU - CÔ BÉ HẠT TIÊU 2 LẦN TRỞ THÀNH ĐẠI SỨ VĂN HÓA ĐỌC

26/03/2024

ĐIỂM ĐẾN TIẾP THEO CỦA PHONG TRÀO “CÙNG EM VỮNG BƯỚC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG” - TRƯỜNG TIỂU HỌC XUÂN ĐỈNH

ĐIỂM ĐẾN TIẾP THEO CỦA PHONG TRÀO “CÙNG EM VỮNG BƯỚC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG” - TRƯỜNG TIỂU HỌC XUÂN ĐỈNH

13/03/2024

ẤN PHẨM CẦU VỒNG GỬI LỜI XIN LỖI TỚI QUÝ ĐỘC GIẢ

ẤN PHẨM CẦU VỒNG GỬI LỜI XIN LỖI TỚI QUÝ ĐỘC GIẢ

09/03/2024

HỘI CHỢ XUÂN GIÁP THÌN 2024 TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒ TÙNG MẬU

HỘI CHỢ XUÂN GIÁP THÌN 2024 TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒ TÙNG MẬU

06/03/2024

ĐINH TRÚC QUYÊN - TIA CHỚP TRÊN SÂN TRƯỢT

ĐINH TRÚC QUYÊN - TIA CHỚP TRÊN SÂN TRƯỢT

06/02/2024

Viết bình luận