Các Bênh Hay Gặp Ở Trẻ Vào Mùa Đông
04/ 11/ 2019 16:41:00 0 Bình luận
Miền Bắc đang vào đông, thời tiết chuyển lạnh kèm theo mưa khiến cho trẻ dễ mắc những bệnh về đường hô hấp.
Hôm nay, chị Cầu Vồng sẽ điểm mặt chỉ tên 9 bệnh hay gặp ở trẻ vào mùa lạnh nhé!
- Bệnh quai bị
Quai bị là 1 bệnh truyền nhiễm cấp tính khá phổ biến ở trẻ em. Bệnh quai bị gây ra bởi virus quai bị (tên là Mumps), virus này có thể tồn tại trong không khí từ 30-60 ngày. Bệnh quai bị lây lan qua đừng hô hấp và hiện chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị quai bị. Đây là một bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm tinh hoàn ở bé trai,…
Virus quai bị sống trong không khí và dễ dàng bị tiêu diệt ở nhiệt độ 560 độ C và dưới tác động của các hóa chất diệt khuẩn. Vì vậy để phòng tránh bệnh quai bị, các bạn nhỏ của Cầu Vồng nhớ đeo khẩu trang khi ra đường đặc biệt ở nơi đông người, có nguy cơ lây bệnh cao như bệnh viện. Ngoài ra, các em cũng đừng quên vệ sinh cá nhân thường xuyên , súc họng bằng nước muối hoặc các dung dịch kháng khuẩn và giữ môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng, thường xuyên vệ sinh các đồ chơi, vật dụng của mình nhé!
- Bệnh cảm cúm
Cảm cúm là một bệnh rất phổ biến và thường gặp ở không chỉ riêng trẻ em mà còn cả ở người lớn vào mùa đông. Bệnh này tuy không quá nguy hiểm nhưng dễ gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần của trẻ, gây mệt mỏi và khó chịu. Để phòng chống bệnh cảm cúm mùa lạnh, các mẹ hãy chú ý giữ ấm cổ, tai, bàn tay, bàn chân và bụng cho trẻ. Ngoài ra, để phòng tránh bệnh, các bậc cha mẹ cũng nên tăng sức đề kháng cho con bằng cách bổ sung những thực phẩm chứa nhiều vitamin C và khoáng chất từ rau xanh và hoa quả nhé!
- Viêm mũi-họng
Khi thời tiết lạnh trẻ rất dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm mũi- họng. Bệnh này gây khó chịu và mệt mỏi cho trẻ khi mắc phải.
Theo TS. Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), nếu bệnh do virus thì không cần dùng kháng sinh. Thay vào đó, chỉ cần dùng các thuốc có tác dụng điều trị triệu chứng. Chẳng hạn, nhỏ mũi bằng dung dịch natri clorid 0,9%, sau đó làm sạch mũi bằng tăm bông hoặc giấy thấm quấn. Đối với trẻ lớn thì có thể dậy trẻ xỉ mũi và lau sạch mũi. Có thể sử dụng thuốc có các chế phẩm chống tắc mũi. Nếu thấy trẻ ho quá nhiều có thể sử dụng thêm thuốc ho đông y an toàn hoặc các thuốc ho chế biến từ thảo dược như: hoa hồng hấp đường, chanh hoặc quất hấp mật ong, húng quế, lá hẹ... Nếu sốt và đau họng thì uống Pracetamol và nghỉ ngơi, uống nhiều nước.
- Viêm phế quản, viêm phổi
Bệnh thường gặp vào mùa đông và hay xảy ra ở trẻ nhỏ, trẻ đẻ non, trẻ suy dinh dưỡng. Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh về đường hô hấp ở trẻ. Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm phế quản mãn tính là do khói thuốc lá, ô nhiễm không khí, bụi hoặc khí độc trong môi trường,... Vì vậy, các bạn nhỏ hãy luôn đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà nhé.
- Đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ ở trẻ em chủ yếu do virus Adenovirus hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra. Bệnh thường gặp khi giao mùa, khi mưa nhiều, thời tiết ẩm thấp. Vào thời điểm này, cơ thể trẻ dễ mệt mỏi, sức đề kháng yếu, bên cạnh đó, môi trường nhiều khói bụi, vệ sinh kém, rất dễ khiến bệnh bùng phát.
Ngoài ra trẻ rất hay có thói quen dụi mắt, khi tiếp xúc với đồ vật không đảm bảo vệ sinh, sau đó đưa tay dụi mắt cũng rất dễ khiến bé bị đau mắt đỏ. Bé nếu tiếp xúc hay chơi chung với trẻ bị đau mắt đỏ khác thì khả năng lây nhiễm cũng rất cao. Vì thế cha mẹ phải thường xuyên để ý bé, thường xuyên vệ sinh tay chân sạch sẽ cho bé để phòng tránh bệnh này.
- Bệnh tay chân miệng
Đây là một trong các bệnh dễ mắc vào mùa đông ở trẻ em mà mẹ cần lưu ý. Bệnh do virus đường ruột họ nhà Picornaviridae gây ra và thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, bệnh phát triển mạnh vào những tháng cuối năm. Hiện nay chưa có vắc xin phòng ngừa bệnh này, nhưng các bậc huynh có thể phòng tránh bệnh cho con bằng cách: giữ vệ sinh chăn gối, vật dụng và đồ chơi của bé, đặc biệt dạy bé rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn.
- Nhiễm trùng tai
Vào mùa đông, viêm tai giữa là bệnh mà trẻ dễ mắc phải do virus phát triển trong môi trường tai có chất lỏng, sự ẩm ướt. Trẻ khi mắc bệnh thường có biểu hiện như: quấy khóc, kéo tai, sốt, đau cổ, buồn nôn và chảy dịch tai. Mẹ chỉ cần giữ vệ sinh cho tai được khô (bằng tăm bông hoặc nước muối sinh lý), giữ ấm được cơ thể, tránh xa môi trường bị ô nhiễm, tránh khói thuốc lá, vệ sinh thân thể và đồ dùng sinh hoạt đều đặn để tránh sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
- Cước chân tay hoặc tê cóng chân tay
Mùa đông vào những ngày nhiệt độ quá thấp, cả người lớn và trẻ em đều rất dễ bị tê cóng chân tay và các vùng da hở ra như má, mũi, tai,… Làn da của trẻ em vốn rất mỏng và nhạy cảm nên khi bị lạnh cóng, da càng dễ bị tổn thương. Có một lưu ý cho các bậc phụ huynh khi thấy da con bị tê cóng, không nên xoa và chà xát để làm ấm cho bé, vì hành động ấy sẽ vô tình khiến làn da của trẻ càng trầy xước và tổn thương hơn. Cha mẹ hãy luôn giữ ấm cho con trong những ngày mùa đông giá lạnh nhé!
- Da khô bong tróc
Vào những ngày mùa đông, độ ẩmtrong không khí giảm mạnh kết hợp với việc thường xuyên tắm và rửa mặt bằng nước nóng, điều đó khiến cho làn da mỏng manh của trẻ bị khô, nẻ và bong chóc. Tuy đây không phải là bệnh nguy hiểm nhưng se gây khó chịu ở trẻ, da khô bong tróc sẽ gây ngứa khiến trẻ có thể gãi tổn thương và làm chảy máu. Ngoài việc chỉnh nhiệt độ nước tắm phù hợp cho con, các mẹ nên nhắc con uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và hoa quả, đồng thời các mẹ cũng có thể chữa khô da bong tróc cho con bằng cách dưỡng da bằng dầu dừa- một nguyên liệu vô cùng tự nhiên và an toàn.
Các mẹ tham khảo công thức làm dầu dừa dưỡng da an toàn cho con ở đây:
https://cauvong.vn/cach-lam-son-duong-handmade-an-toan-cho-tre