ÁP LỰC CỦA CON BẮT NGUỒN TỪ ĐÂU VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NÀY NHƯ THẾ NÀO?

29/ 07/ 2019 17:16:00 0 Bình luận

 Người lớn chúng ta - những bậc làm cha, làm mẹ mỗi ngày phải đối diện với áp lực cuộc sống, nào là lo toan về công việc, gia đình, con cái, kinh tế,... mọi thứ tưởng chừng như bị dồn nén vào cùng một lúc khiến chúng ta căng thẳng và stress.

 Nhiều người luôn cho rằng người lớn bận rộn với công việc, tiền nong… mới phải chịu những áp lực còn trẻ con thì không. Bởi đơn giản chúng chỉ ăn, học và chơi thì lấy đâu ra áp lực. Đây là sai lầm ngay trong chính cách nghĩ của rất nhiều bậc phụ huynh bởi thậm chí, những áp lực mà con đang phải chịu đựng còn lớn hơn cả người lớn...

 Vậy những áp lực ấy bắt nguồn từ đâu và cách giải quyết chúng như thế nào, hãy cùng Cầu Vồng tìm hiểu các thông tin dưới đây!

I. ÁP LỰC CỦA CON BẮT NGUỒN TỪ ĐÂU?

 Mỗi đứa trẻ từ khi sinh ra đã có áp lực, bất kì phụ huynh nào cũng có thể đặt niềm tin, hy vọng vào con. Cha mẹ kỳ vọng con ăn nhiều để nhanh lớn, mong con thật giỏi để thành tài nhưng tuy nhiên, khi kỳ vọng quá lớn, cha mẹ vô tình tạo áp lực khiến con không được thoải mái sống là chính mình mà buộc phải làm theo mong đợi của cha mẹ.

 Chúng ta hay nghĩ rằng " Chuyện này rất nhỏ, dễ và con có thể làm được " nhưng đối với trẻ thì đó là " Chuyện này quá sức, con không làm được ". Những gì bố mẹ cho rằng đơn giản bởi chúng ta đã trải qua nhưng đối với con đó lại là một áp lực lớn. 

 Cha mẹ thường hay băn khoăn, lo lắng, sốt ruột và đặt ra những câu hỏi “Bước sang tháng thứ 11 mà con vẫn chưa biết đi”, “Con đã được 10 tháng nhưng chưa mọc răng”, “Con đi học trung tâm ngoại ngữ được 4 -5 tháng, con chỉ mới bập bẹ được mấy câu đơn giản”. Hàng loạt những thắc mắc đấy của cha mẹ là sự kỳ vọng thái quá vào con cái.

 Có những trường hợp, khi cha mẹ không hài lòng về bản thân hoặc không thực hiện được ước mơ thì họ dành ước mơ, hoài bão và truyền đam mê đó cho con. Tuy nhiên, sở thích của bố mẹ chưa hẳn là điều con muốn mà đôi khi phản tác dụng, gây áp lực với trẻ.

 Cụm từ " Con nhà người ta " có lẽ đã quá quen thuộc với nhiều đứa trẻ hay thậm chí các con còn cảm thấy sợ, ghét phải nghe từ đấy. Nhất là khi có ai hỏi thăm " Con anh học trường nào? ", " Cháu nhà anh học giỏi không?", hoặc so sánh con với người khác,... Có lẽ lý do là bởi các bậc phụ huynh chịu áp lực và chạy theo xu hướng xã hội nên kỳ vọng vào con mà quên mất rằng chúng cũng có quyền được làm theo những gì chúng muốn. 

 Phải chăng chúng ta đã quá lo lắng về tương lai, sợ con vấp ngã, thất bại hay không vượt qua cuộc sống cạnh tranh khốc liệt nên thường thúc ép con việc học hành....

II. LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIẢM ÁP LỰC CHO CON?

 Việc chúng ta kỳ vọng ở con là không sai nếu biết chừng mực và ở mức độ  khuyến khích. 

* Tránh ra lệnh và bắt buộc con phải làm bất cứ việc gì

 Theo thống kê thực tế, có hơn khoảng 60% người trẻ sau khi tốt nghiệp phổ thông đều học những ngành nghề mà cha mẹ mong muốn. Trong đó, 90% sinh viên khi bước vào đại học năm 2 thì bắt đầu hoang mang, lo lắng và không chắc chắn về tương lai của bản thân. 

 Ngay từ khi còn nhỏ nếu cha mẹ đặt kỳ vọng quá cao có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển tâm lý bình thường của con. Vì vậy hãy để trẻ tự do sáng tạo, theo đuổi mục tiêu và làm những điều mình thích thì con sẽ thành công, có cuộc sống hạnh phúc trong tương lai.

 Thay vì xoáy sâu vào thành tích, cha mẹ hãy đề cao sự nỗ lực của trẻ để từ đó động viên, khích lệ con cố gắng, giúp con thoải mái tâm lý khi làm việc gì đó. 

* Dành nhiều thời gian bên con

 Bữa ăn gia đình mang một ý nghĩa đặc biệt đối với con vì đó có thể là khoảng thời gian hiếm hoi cả nhà được tụ họp, quây quần bên nhau. Cũng bởi vậy mà con sẽ có nhu cầu kể rất nhiều chuyện về bạn bè, trường học, thầy cô... Dù bố mẹ có thấy những chuyện đó thật nhỏ so với các vấn đề người lớn, thì chúng vẫn là điều quan trọng thực sự trong mắt bé. Nên hãy kiên nhẫn lắng nghe con kể và bày tỏ cảm xúc thích thú để con có cảm giác bố mẹ đang thực sự quan tâm, chia sẻ với mình.

 Hãy ân cần hỏi con về những vấn đề khó khăn, áp lực mà con đang gặp phải để từ đó cùng con tìm cách giải quyết. Việc bố mẹ dành nhiều thời gian gần gũi, lắng nghe, chia sẻ sẽ giúp con cảm thấy an tâm, tự tin và thoải mái bày tỏ quan điểm, chúng ta đóng vai trò vừa là bố mẹ vừa là người bạn thân thiết luôn đồng hành cùng con.

 Ngoài ra, bố mẹ có thể dành thời gian chơi cùng con, đọc sách cùng con để tăng tương tác, kết hợp đan xen các câu hỏi hài hước vừa giúp con giảm stress, căng thẳng sau một ngày học tập mệt mỏi, vừa giúp con tăng thêm vốn hiểu biết thông qua nội dung chứa đựng trong mỗi câu chuyện, cuốn sách. Không chỉ vậy, việc chơi và đọc sách cùng con sẽ giúp ích trong quá trình phát triển ngôn ngữ của bé, các con sẽ ngày một tự tin làm chủ chính mình.

 Cha mẹ nào cũng yêu thương con cái, mong muốn con phát triển nhưng cha mẹ cũng cần thấu hiểu những áp lực mà con đang phải chịu. Từ thấu hiểu những áp lực đó, cha mẹ hiểu con cái hơn, biết cách để giảm thiểu những áp lực cho con, định hướng cho con đi đúng hướng. 

 Ấn phẩm Cầu Vồng chứa đựng những giá trị tốt đẹp và cao quý nhất tới trẻ em, với hình ảnh, nội dung chuyên mục đa dạng, phong phú chắc chắn sẽ mang lại cho trẻ những giây phút vừa thư giãn vừa tích lũy được nhiều kiến thức bổ ích.

Xem thêm các bài viết khác tại đây!

 

 

 

 

 

 

 

Tin tức khác

PHẠM BẢO CHÂU - CÔ BÉ HẠT TIÊU 2 LẦN TRỞ THÀNH ĐẠI SỨ VĂN HÓA ĐỌC

PHẠM BẢO CHÂU - CÔ BÉ HẠT TIÊU 2 LẦN TRỞ THÀNH ĐẠI SỨ VĂN HÓA ĐỌC

26/03/2024

ĐIỂM ĐẾN TIẾP THEO CỦA PHONG TRÀO “CÙNG EM VỮNG BƯỚC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG” - TRƯỜNG TIỂU HỌC XUÂN ĐỈNH

ĐIỂM ĐẾN TIẾP THEO CỦA PHONG TRÀO “CÙNG EM VỮNG BƯỚC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG” - TRƯỜNG TIỂU HỌC XUÂN ĐỈNH

13/03/2024

ẤN PHẨM CẦU VỒNG GỬI LỜI XIN LỖI TỚI QUÝ ĐỘC GIẢ

ẤN PHẨM CẦU VỒNG GỬI LỜI XIN LỖI TỚI QUÝ ĐỘC GIẢ

09/03/2024

HỘI CHỢ XUÂN GIÁP THÌN 2024 TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒ TÙNG MẬU

HỘI CHỢ XUÂN GIÁP THÌN 2024 TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒ TÙNG MẬU

06/03/2024

ĐINH TRÚC QUYÊN - TIA CHỚP TRÊN SÂN TRƯỢT

ĐINH TRÚC QUYÊN - TIA CHỚP TRÊN SÂN TRƯỢT

06/02/2024

Viết bình luận