Làm thế nào để con thôi ăn vạ
08/ 08/ 2018 10:25:00 0 Bình luận
Khá nhiều người lớn không biết cách tương tác với các em bé như thế nào cho ngọt ngào và vui vẻ. Có những người thấy vui vẻ bằng cách thường xuyên trêu chọc trẻ em. Một câu chuyện phổ biến nhất là bảo mấy cậu con trai rằng “Con là con gái”. Cậu trai nhỏ đương nhiên phản đối, càng lúc càng mạnh mẽ, và hét lên “Con là con trai!”, “Không phải!”
Lạ cái là, trẻ con càng cáu, các bác càng trêu máu, vì các bác nghĩ rằng càng vậy càng vui. Nhưng trẻ con thì không thấy vui gì cả. Chúng chỉ cảm thấy cực kì tức giận. Và trẻ con ko thể làm thế nào để họ dừng lại cái việc trêu chọc ấy. Trẻ trở nên rất cáu giận và không thể kiểm soát được hành động, phản ứng lại mạnh mẽ, thật quậy và hư.
Khi ấy, các em bé đang có 1 bộ não bị kích thích quá mức, đang bị bùng nổ về sự tức giận. Cơn ăn vạ đó ko phải là lỗi của con, mà đó là sự phát triển bình thường. Vấn đề chỉ là, các em bé chưa học được cách xử lý cơn ăn vạ đó 1 cách đúng đắn. Và người lớn – chúng ta cần giúp cho trẻ học. Trẻ chưa biết cách cư xử đúng, chúng ta cần giúp trẻ bằng cách hướng dẫn cho trẻ cách cư xử đúng đắn hơn và cách tự kiểm soát cơn nóng giận bằng cách sử dụng ngôn ngữ để giải quyết vấn đề.
Chúng ta lấy một vài ví dụ nhé!
Trong gia đình
Nếu có anh trai trêu em gái đến mức em gái phát điên lên, một gợi ý giải quyết là:
Mẹ dẫn em gái lại chỗ anh trai rồi hỏi em gái: “Con có thể nói với anh là con rất cáu giận ko?”, “Con hãy nói với anh là con đã cảm thấy thế nào?”.
Rồi sau đó, mẹ quay lại anh trai: “Con có nghe thấy em con vừa nói gì ko? Em cảm thấy rất tức giận khi con làm như thế”. “Con làm em gái cáu giận con có cảm thấy đáng tiếc ko?”, “Việc trêu chọc em là ko công bằng, và nếu con vẫn tiếp tục trêu em thì mẹ sẽ phải dừng công việc của con lại để ra nói chuyện với mẹ”.
Có thể anh trai sẽ nói “Nhưng nó trêu con trước, con đang dùng máy tính nó cứ dừng con lại”
Quay ra em gái “con có nghe thấy anh nói gì ko? Anh cũng cảm thấy cáu khi con làm phiền anh kìa”
Mẹ có ý kiến này “bây giờ chúng ta đi tìm trò chơi khác để chơi đc ko?
***
Nếu chúng ta chỉ nghe 1 phía mách “Anh ấy đánh con, anh ấy trêu con” rồi khóc ầm ỹ, và mẹ mắng anh trai “Sao lớn đầu còn trêu em, con dừng ngay việc trêu em đi, con còn trêu 1 lần nữa thôi sẽ biết tay mẹ”, có thể cô em gái sẽ cười khúc khích trong lòng “Bị mẹ mắng rồi kìa, gặp rắc rối rồi”. Người anh sẽ dùng cơ hội khác để làm đau em lần nữa.
Và hai anh em sẽ tiếp tục chiến đấu với nhau và nhà cửa sẽ càng ầm ỹ. Bố mẹ suốt ngày đau đầu đi điều tra, quan tòa xử án xem đứa nào làm đau đứa nào trước.
Trong lớp học
Lớp học còn nhạy cảm hơn nữa, nên chúng ta sẽ không bao giờ tìm cách điều tra xem ai sai ai đúng, chúng ta sẽ thúc đẩy yêu cầu em bé này phải lắng nghe em bé kia và sau đó hãy nói “Bây giờ các con phải giải quyết vấn đề này như thế nào đây”, “Cô rất xin lỗi nhưng các con không thể quay lại góc hoạt động của mình khi mà các con chưa giải quyết xong vấn đề với nhau”. “Cô sẽ chờ ở đây đến khi các con tìm ra được cách giải quyết với nhau”.
Như vậy, sẽ không có sự bất công nào xảy ra, không có em bé nào cảm thấy bị thiệt thòi. Cả hai đều phải lắng nghe cả 2 bạn đều tìm ra cách giải quyết.
Trong Chuyên mục “Sàng khôn”, Ấn phẩm Cầu Vồng 57 sẽ giúp con phân tích biểu hiện của người đang giận dữ và mách con một vài kĩ năng hữu ích khi con đang nổi giận. Bố mẹ cũng là những người rất quan trọng để giúp con hoàn thiện kĩ năng kiềm chế đấy!
Để đặt mua các số báo tiếp theo, bố mẹ hãy gọi hotline 0919 992 492 hoặc inbox cho Cầu Vồng nhé!
Xem thêm: