Giáo dục

Theo báo cáo Tác động DQ (Impact Report 2018), Việt Nam có khoảng 68% trẻ em Việt Nam độ tuổi từ 8 đến 12 đang đối mặt với một hoặc nhiều hơn rủi ro không gian mạng như bắt nạt, nghiện game online, lừa đảo, thực hiện hành vi tình dục online khi sử dụng các nền tảng trực tuyến. Rủi ro không gian mạng phổ biến nhất là bắt nạt (60%), tiếp đó là các hành vi tình dục online (22%) và gặp gỡ những người lạ mặt trực tuyến (12%).

Nguy cơ rủi ro không gian mạng tại Việt Nam hiện đang cao hơn mức trung bình toàn cầu (56%). Trên toàn cầu, nguy cơ này đặc biệt cấp thiết khi trẻ em sở hữu điện thoại di động và chủ động kết nối với mạng xã hội. Trong các trường hợp này, trẻ em sẽ bị đối mặt với rủi ro không gian mạng nhiều hơn 70% với 12 giờ tiếp xúc với màn hình mỗi tuần.

Chỉ số An toàn Trực tuyến (COSI) cho trẻ tại Việt Nam là 12.7 và ở mức thấp hơn trung bình.

Vậy phải làm sao để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng và biến những rủi ro công nghệ thành cơ hội trong tương lai cho trẻ?

Câu trả lời là giáo dục Trí thông minh kỹ thuật số - DQ cho trẻ. 

DQ là một tập hợp toàn diện các năng lực kỹ thuật, nhận thức, siêu nhận thức và cảm xúc xã hội dựa trên các giá trị đạo đức phổ quát và cho phép các cá nhân đối mặt với những thách thức và khai thác các cơ hội của cuộc sống kỹ thuật số.

DQ và khung tiêu chuẩn DQ được đặt ra lần đầu vào năm 2016 bởi Tiến sĩ Yuhyun Park và Viện DQ (DQI) - một tổ chức tư vấn quốc tế tại Hoa Kỳ, chuyên thiết lập và nghiên cứu các tiêu chuẩn toàn cầu về giáo dục, tiếp cận cộng đồng và chính sách về trí tuệ kỹ thuật số. Sau khi được Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố năm 2016, khung tiêu chuẩn DQ đã được công nhận chuẩn toàn cầu và sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới như Anh, Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc,…

DQ có 8 kỹ năng cốt lõi dành cho trẻ em:

1. Quản lý thời gian tiếp xúc màn hình:  Khả năng quản lý và tự chủ thời gian tiếp xúc, tham gia các hoạt động trực tuyến. 

2. Quản lý bắt nạt trên mạng: Khả năng phát hiện và giải quyết thông minh những tình huống bắt nạt trên mạng.
3. Quản lý an ninh mạng: Khả năng bảo vệ dữ liệu cá nhân bằng cách đặt mật khẩu mạnh và kiểm soát các cuộc tấn công, lừa đảo trên mạng.

4. Danh tính công dân kỹ thuật số: Khả năng xây dựng và quản lý danh tính trực tuyến, ngoại tuyến lành mạnh, toàn vẹn.

5. Cảm thông kỹ thuật số: Khả năng đồng cảm và cảm thông với nhu cầu và cảm xúc trực tuyến của bản thân và người khác.

6. Quản lý dấu chân kỹ thuật số: Khả năng hiểu được bản chất, hậu quả thực tế và biết cách quản lý dấu chân kỹ thuật số.

7. Tư duy phản biện: Khả năng phân biệt đánh giá thông tin hoặc nội dung đúng hay sau, tốt hay độc hại, thông tin đáng tin cậy hay đáng nghi.

8.  Quản lý quyền riêng tư: Khả năng xử lý thận trọng thông tin cá nhân được chia sẻ trực tuyến để bảo vệ tính bảo mật cho cá nhân và người khác

Khi trẻ được trang bị các kỹ năng DQ, trẻ sẽ:

- Có thái độ, hành vi an toàn và trách nhiệm trên mạng

- Cân bằng thời gian sử dụng màn hình và khả năng tự kiểm soát của trẻ

- Hiểu rõ hơn về sự hiện diện trực tuyến, quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu

- Nâng cao kiến thức sử dụng các phương tiên thông tin và truyền thông

- Giảm thiểu rủi ro trong không gian mạng cho trẻ

- Sự đồng cảm cao hơn

- Tăng cường thể chất, tình cảm, sự gắn bó với gia đình

- Kết quả học tập tốt hơn và có nhiều cơ hội hơn trong tương lai

2021

Giáo dục

Với tầm nhìn chiến lược và tôn chỉ họat động rõ ràng, chúng tôi luôn nỗ lực mang đến cho trẻ em trên khắp mọi miền Tổ quốc những chương trình giáo dục tốt nhất, sáng tạo các ấn phẩm và đồ chơi giáo dục nhằm góp phần phát triển trí thông minh toàn diện ở trẻ. Bên cạnh đó, với những hoạt động giáo dục trải nghiệm trên nền tảng 4.0 và app số hóa, chúng tôi tự hào khi đem đến cho thế hệ học sinh Việt Nam những chương trình giáo dục hiện đại, tiên tiến từ các nước trên thế giới.

Các thương hiệu