Ô Nhiễm Không Khí Và Sức Khỏe Của Trẻ Nhỏ

16/ 12/ 2019 16:08:00 0 Bình luận

Tác hại ô nhiễm không khí là một yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ nhỏ một cách thầm lặng và ngày càng có chiều hướng nghiêm trọng hơn.

 

Hiện nay, vấn đề ô  nhiễm không khí ở các thành thị lớn hoặc khu công nghiệp đang ở mức báo động và ngày càng trầm trọng hơn. Màn sương mờ ảo vào buổi sáng đôi khi chính là lớp bụi mịn – một trong những tác nhân khiến đường hô hấp ngày càng trở nên nhạy cảm. Theo các chuyên gia, trẻ em nằm trong nhóm đối tượng dễ chịu tác động nhất của tình trạng ô nhiễm không khí.

Vì sao trẻ em dễ bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí hơn người lớn?

Trẻ em có nguy cơ cao phát triển các vấn đề sức khỏe do chất lượng không khí kém. Bên cạnh đó, một số lý do khác khiến bé dễ bị ảnh hưởng bởi vấn đề trên gồm:

Trẻ em có xu hướng thở nhanh hơn so với người lớn. Điều này đồng nghĩa với việc các chất ô nhiễm trong không khí có cơ hội thâm nhập vào cơ thể bé cao hơn. Những chất gây ô nhiễm này có thể ở lại trong  phổi một thời gian dài, từ đó ảnh hưởng đến phổi nói riêng và cả sức khỏe tổng thể nói chung.

Một lý do khác khiến trẻ nhỏ dễ mắc các vấn đề về sức khỏe vì tác hại ô nhiễm không khí là trẻ em thường dành thời gian ở ngoài trời để chơi đùa, vận động  vì vậy rất dễ hít phải nguồn không khí không đảm bảo.

Tác hại ô nhiễm không khí với trẻ nhỏ

Các chất gây ô nhiễm không khí có hại có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con trẻ theo nhiều cách nếu bé thường xuyên tiếp xúc với chúng, chẳng hạn như:

Ô nhiễm không khí quá mức cản trở sự tăng trưởng và phát triển của bé hoặc thậm chí ảnh hưởng đến hoạt động của phổi.

Trong môi trường không khí ô nhiễm, bụi mịn nhiều bé bị đau đỏ mắt, ho khan, da mẩn ngứa. Đặc biệt, các bệnh lý khò khè, hen suyễn, viêm tiểu phế quản ở trẻ tăng báo động. Trong đó, nhiều ca cần cấp cứu, hồi sức tích cực… vì cơ thể phản ứng với bụi ô nhiễm.

Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng, cho biết: Không khí ô nhiễm, bụi, đặc biệt là bụi mịn gây kích ứng đường hô hấp trên như hắt xì, ho, chảy nước mũi; đi sâu vào đường hô hấp dưới, bụi bẩn có thể kích ứng làm trẻ lên cơn hen suyễn, dễ lên cơn đợt cấp tính với những bệnh nhân bị phổi tắt nghẽn mãn tính.

Ngoài ra, không khí ô nhiễm và bụi mịn cũng có thể kích ứng lên hệ thống mắt làm đỏ mắt; kích ứng da gây biểu hiện như nổi mề đay, ngứa, khó chịu. Về lâu dài, các loại bụi có thể xâm nhập qua niêm mạc, đường tiêu hóa, đi đến những cơ quan khác, ảnh hưởng đến gan thận và phát triển thần kinh của trẻ.

Cách làm giảm tác hại ô nhiễm không khí

Các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh: Khi ra đường nên chú ý đeo kính và khẩu trang đạt chất lượng để chống bụi cho trẻ. Dùng khẩu trang phòng độc, lọc bụi mịn mỗi khi di chuyển trên đường bằng xe gắn máy hay đi bộ. Các chuyên gia lưu ý, bố mẹ nên chọn sản phẩm mang ký hiệu N95, N99 bởi chúng có thể lọc được từ 85 – 99% những hạt bụi nhỏ.

Đeo khẩu trang chống bụi khi ra đường là cách bảo vệ trẻ khỏi những tác nhân của ô nhiễm môi trường (Ảnh: internet)

Khi ở ngoài đường về, nên nhỏ mắt, nhỏ mũi cho bé bằng dung dịch nước muối sinh lý để loại bỏ bớt bụi bẩn bay vào mắt, đường hô hấp. Cần giữ ấm cho trẻ khi trời chuyển lạnh.

Ngoài ra, đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, giàu dinh dưỡng cũng như các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Biện pháp này sẽ giúp bé có được sức khỏe tốt, hạn chế nguy cơ phát triển nhiễm trùng đường hô hấp hoặc những tình trạng nghiêm trọng khác.

Hãy khuyến khích bé tham gia vào một số loại hoạt động thể chất hàng ngày. Bất kỳ loại hình vận động thể chất nào cũng sẽ giúp cải thiện sức khỏe phổi và hệ thống miễn dịch, đồng thời giúp tối ưu hóa hoạt động của hệ thống tim mạch. Những yếu tố này sẽ giúp bé có sức mạnh để chống lại các vấn đề sức khỏe.

Cho trẻ chơi đùa ở những khu vực thông thoáng, có nhiều cây xanh, gió mát.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có được phần nào những thông tin cần thiết về tác hại ô nhiễm không khí đối với trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, bạn hãy cố gắng hướng dẫn bé những thói quen vệ sinh cơ thể sau khi đi học hoặc đi chơi về để hạn chế vi khuẩn bám trên tay chân hay trên da gây hại đến sức khỏe của trẻ.

Tin tức khác

PHẠM BẢO CHÂU - CÔ BÉ HẠT TIÊU 2 LẦN TRỞ THÀNH ĐẠI SỨ VĂN HÓA ĐỌC

PHẠM BẢO CHÂU - CÔ BÉ HẠT TIÊU 2 LẦN TRỞ THÀNH ĐẠI SỨ VĂN HÓA ĐỌC

26/03/2024

ĐIỂM ĐẾN TIẾP THEO CỦA PHONG TRÀO “CÙNG EM VỮNG BƯỚC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG” - TRƯỜNG TIỂU HỌC XUÂN ĐỈNH

ĐIỂM ĐẾN TIẾP THEO CỦA PHONG TRÀO “CÙNG EM VỮNG BƯỚC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG” - TRƯỜNG TIỂU HỌC XUÂN ĐỈNH

13/03/2024

ẤN PHẨM CẦU VỒNG GỬI LỜI XIN LỖI TỚI QUÝ ĐỘC GIẢ

ẤN PHẨM CẦU VỒNG GỬI LỜI XIN LỖI TỚI QUÝ ĐỘC GIẢ

09/03/2024

HỘI CHỢ XUÂN GIÁP THÌN 2024 TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒ TÙNG MẬU

HỘI CHỢ XUÂN GIÁP THÌN 2024 TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒ TÙNG MẬU

06/03/2024

ĐINH TRÚC QUYÊN - TIA CHỚP TRÊN SÂN TRƯỢT

ĐINH TRÚC QUYÊN - TIA CHỚP TRÊN SÂN TRƯỢT

06/02/2024

Viết bình luận