KỈ NIỆM 94 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM 21/6/1925 – 21/6/2019

18/ 06/ 2019 17:40:00 0 Bình luận

 Nhân dịp kỉ niệm 94 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Công ty CP Truyền thông và Giáo dục Cầu Vồng xin gửi tới tất cả những đồng nghiệp đang hoạt động trong ngành báo chí lời tri ân, lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp !

 Báo chí là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội, là một bộ phận của đời sống tinh thần của con người, của một dân tộc, có tác động mạnh mẽ đối với xã hội. Lịch sử báo chí cũng là một bộ phận của lịch sử xã hội, do vậy, muốn đánh giá lịch sử một nền báo chí cần tìm đến nguồn gốc ra đời của nền báo chí ấy.

I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

 Ngày 21.6.1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), báo “Thanh niên” do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập - đây là tờ báo mang tinh thần đấu tranh của giai cấp vô sản mà tiên phong là tầng lớp thanh niên yêu nước giác ngộ cách mạng, sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc, vì dân tộc, là hạt nhân liên kết để từ đó tạo nên sức mạnh cần lao.

                                                                                                ( Nguồn: Internet )

 Trong lịch sử báo chí Việt Nam, từ những năm 60 thế kỉ 19 đã có "Gia Định báo" và một số báo khác lần lượt ra đời tại Sài Gòn, Hà Nội như : Nhật trình Nam Kỳ, Phan Yên báo, Đại Việt tân báo, Đông Dương tạp chí, Công luận báo, Quốc dân diễn đàn, ....

 

   

                                                                                             ( Nguồn: Internet )

 Những năm đầu thế kỷ 20, hàng loạt tờ báo của người Việt Nam được xuất bản, tập hợp nhiều nhà văn, nhà báo, nhà trí thức theo từng nhóm nhỏ nhưng có các khuynh hướng chính trị khác nhau, nên không thể tập hợp vào chung một tổ chức thống nhất.

 Báo Thanh Niên là tờ báo tiếng Việt đầu tiên truyền bá Chủ nghĩa Mác - Lê nin vào Việt Nam. Từ khi có báo "Thanh niên", báo chí Việt Nam mới giương cao ngọn cờ cách mạng, nói lên ý chí, khát vọng của dân tộc Việt Nam và chỉ rõ phương hướng đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.  Do ý nghĩa đó, Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra Quyết định số 52 ngày 5.2.1985 lấy ngày 21.6 hằng năm làm Ngày báo chí Việt Nam nhằm :

- Nâng cao vai trò và trách nhiệm xã hội của báo chí.

- Thắt chặt mối quan hệ giữa báo chí với công chúng.

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí.

 Ngày 21.6.1985, lần đầu tiên giới báo chí cả nước tổ chức Lễ kỷ niệm ngày Báo chí Việt Nam và kỷ niệm 60 năm Báo Thanh Niên xuất bản số đầu tiên. Ðây là ngày lễ không chỉ của riêng giới báo chí mà là ngày lễ của nhân dân cả nước, vì báo chí là sự nghiệp của toàn dân.

 Ngày 21.6.2000, nhân dịp kỉ niệm 75 năm ngày Báo chí Việt Nam, theo đề nghị của Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đồng ý gọi ngày Báo chí Việt Nam là ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.

II. VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

 Báo chí có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội, một nền kinh tế càng phát triển thì báo chí cũng không ngừng đổi mới, năng động và sáng tạo hơn trong tác nghiệp. 

 Báo chí nước ta ngày càng bám sát đời sống xã hội, thông tin nhanh chóng các tin tức sự kiện, đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ tới quần chúng, góp phần củng cố, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.

 Mỗi tác phẩm báo chí được công bố, phát hành rộng rãi đều trực tiếp hay gián tiếp tác động đến nhận thức, tâm tư, tình cảm và tư tưởng của quần chúng và hành vi của cộng đồng.  Như chúng ta đã biết, báo chí là cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp và nhà quản lý, hoạch định chính sách, giúp Nhà nước điều chỉnh những chủ trương, đường lối cho phù hợp với thực tiễn.

 Thông qua báo chí, người dân có thể phát biểu ý kiến, nguyện vọng của mình về các vấn đề trong đời sống xã hội, qua đó, thể hiện sự giám sát và phản biện xã hội của mình. Bởi thế, vai trò, chức năng phản biện của báo chí ngày càng được khẳng định và niềm tin của công chúng đối với báo chí càng được nâng lên. 

 Đồng thời báo chí cũng là nhân tố, là phương tiện có sức mạnh đặc biệt to lớn trong việc định hướng nhận thức, hình thành dư luận xã hội, là một lực lượng rất quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả của phản biện xã hội trong tiến trình xây dựng một xã hội thực sự dân chủ. 

  Tự hào và tiếp nối những thành tựu của hoạt động báo chí, Tạp chí Cầu Vồng sau 7 năm xây dựng và phát triển đã trở thành người bạn thân thiết luôn đồng hành cùng trẻ em Việt Nam. Với phương trâm hoạt động “Trẻ em ở đâu, Cầu Vồng ở đó” chúng tôi sẽ nỗ lực hơn nữa trong hành trình mang lại không chỉ là niềm vui, tiếng cười tới trẻ nhỏ mà bên cạnh đó còn cung cấp nguồn tri thức bổ ích giúp các em phát triển toàn diện về cả về trí tuệ và tâm hồn.

Tin tức khác

HÂN HOAN CHÀO ĐÓN CÁC BÉ MẦM NON NẮNG HỒNG - NGÀY HỘI SÁCH - MĨ THUẬT – STEM ROBOTICS

HÂN HOAN CHÀO ĐÓN CÁC BÉ MẦM NON NẮNG HỒNG - NGÀY HỘI SÁCH - MĨ THUẬT – STEM ROBOTICS

24/04/2024

BẢO AN - NÀNG VŨ CÔNG "XUYÊN LỤC ĐỊA"

BẢO AN - NÀNG VŨ CÔNG "XUYÊN LỤC ĐỊA"

23/04/2024

CẦU VỒNG ĐỒNG HÀNH CÙNG SUNBOT TRONG CHUNG KẾT “ĐẤU TRƯỜNG SUNBOT” CẤP QUỐC GIA 2024

CẦU VỒNG ĐỒNG HÀNH CÙNG SUNBOT TRONG CHUNG KẾT “ĐẤU TRƯỜNG SUNBOT” CẤP QUỐC GIA 2024

22/04/2024

CẦU VỒNG KẾT HỢP TỔ CHỨC NGÀY SÁCH VÀ VĂN HÓA ĐỌC VIỆT NAM TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC TRUNG YÊN

CẦU VỒNG KẾT HỢP TỔ CHỨC NGÀY SÁCH VÀ VĂN HÓA ĐỌC VIỆT NAM TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC TRUNG YÊN

15/04/2024

NGÀY HỘI TIẾNG ANH CỰC NHIỆT HUYẾT CÙNG CÁC NGOAN XINH YÊU CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC XUÂN ĐỈNH (BẮC TỪ LIÊM, HÀ NỘI)

NGÀY HỘI TIẾNG ANH CỰC NHIỆT HUYẾT CÙNG CÁC NGOAN XINH YÊU CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC XUÂN ĐỈNH (BẮC TỪ LIÊM, HÀ NỘI)

12/04/2024

Viết bình luận