Dạy Con Về Tiền Sao Cho Tự Nhiên Và Khéo Léo

17/ 01/ 2020 16:06:00 0 Bình luận

Giáo dục kỹ năng tài chính cho trẻ em là một trong những vấn đề được nhiều nước tiên tiến trên thế giới đặc biệt quan tâm. Ở Việt Nam, nhiều bậc phụ huynh còn lúng túng chưa biết nên bắt đầu dạy con sử dụng  tiền từ bao giờ và bắt đầu từ đâu.

Gia đình chính là “Trường học” tài chính đầu tiên của trẻ

Gia đình là trường học đầu tiên của trẻ và cha mẹ chính là người thầy đầu tiên giúp trẻ làm quen với tiền cũng như là người đi cùng con trong suốt quá trình phát triển của trẻ. Hầu hết trẻ em có được kiến thức về tiền từ chính bố mẹ mình cũng như định hướng về tài chính của trẻ chịu ảnh hưởng không nhỏ từ chính những thói quen của cha mẹ.

Dưới đây là những các dạy con về đồng tiền một cách tự nhiên nhất:

1. Từ khi các con từ 2- 3 tuổi, mẹ đã  có thể nói để con hiểu rằng tiền để mua thức ăn hàng ngày, mua đồ dùng, quần áo phải do bố mẹ đi làm vất vả mới kiếm được.

2. Khi con ở độ tuổi 4- 6 tuổi, các bố, mẹ có thể nói cho con về những nghề nghiệp  trong  xã hội,  cùng chia sẻ với con về những công việc họ làm, về đóng góp và số tiền họ thu được từ lao động.

3. Khi con hơn 7 tuổi, đã biết nhận biết và so sánh giữa các con số, hàng ngày, mỗi lần đi mua sắm ở chợ hay siêu thị, mẹ có thể  đều dẫn con  đi cùng và chỉ cho con cách so sánh từng mặt hàng, giá cả mà con yêu thích như các loại táo, sữa, cánh gà, cá chiên, xúc xích, bánh kẹo, snack…

Dần dần, con đã biết phân biệt sự khác nhau giữa kích thước, hình dạng, chủng loại của từng loại hoa quả hay thực phẩm cũng như giá cả của những mặt hàng mà gia đình mình hay tiêu dùng.

4. Trong sinh hoạt, hãy  luôn đề cao việc cần phải ăn uống tiết kiệm theo cách không được bỏ sót thức ăn thừa hoặc không ăn uống rơi vãi, ăn theo nhu cầu chứ không nhồi nhét.

5. Hãy mua những thứ con CẦN chứ không phải những thứ con MUỐN.  Bố, Mẹ hãy cho con một khoản ngân sách nhất định, tuyệt đối không cho dư, để con tự cân nhắc mua món đồ nào. Việc phân biệt nhu cầu 'CẦN' và 'MUỐN' này thực sự là một kỹ năng rất quan trọng giúp đứa trẻ xây dựng được sự ổn định và an toàn về tài chính cho tương lai sau này.

6. Cho con tham gia vào những cuộc trao đổi hoặc quyết định tài chính của gia đình.  Chắn chắc con sẽ thấy mình được đề cao, được có tiếng nói trong gia đình từ đó trẻ sẽ trưởng thành và chững chạc hơn trong suy nghĩ cũng như hành đọng, nhất là khi quyết định mua một món đồ chơi nào đó.

7. Để tránh sự lạnh lùng quá mức trong quan niệm về tiền nong, các bà mẹ cũng nên khuyến khích các con khi cần vẫn nên chia sẻ với bạn bè, mọi người, đồng thời cũng phải  biết tiết kiệm cho những kế hoạch dài hạn.

Tin tức khác

Đại nhạc hội

Đại nhạc hội 'Hoa tháng Năm' của với chủ đề “Magic - Phép màu” của Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm Hà Nội

21/11/2024

LỄ KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC LÔMÔNÔXỐP MỸ ĐÌNH

LỄ KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC LÔMÔNÔXỐP MỸ ĐÌNH

20/11/2024

TƯNG BỪNG HỘI GIẢNG VÀ HỘI DIỄN VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂY MỖ 3

TƯNG BỪNG HỘI GIẢNG VÀ HỘI DIỄN VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂY MỖ 3

20/11/2024

Những yêu thương gửi cô thầy các bạn học sinh Trường Tiểu học & THCS Thực nghiệm Victory

Những yêu thương gửi cô thầy các bạn học sinh Trường Tiểu học & THCS Thực nghiệm Victory

20/11/2024

Báo Cầu Vồng Tuổi thơ phát động Cuộc thi Vẽ minh họa bìa báo số đặc biệt Tết Ất Tỵ 2025 với chủ đề "Giao thoa Tết Việt"

Báo Cầu Vồng Tuổi thơ phát động Cuộc thi Vẽ minh họa bìa báo số đặc biệt Tết Ất Tỵ 2025 với chủ đề "Giao thoa Tết Việt"

13/11/2024

Viết bình luận