CẢI THIỆN THÓI QUEN XẤU Ở TRẺ

26/ 09/ 2019 09:44:00 0 Bình luận


Nhiều cha mẹ băn khoăn: Tại sao trẻ cứ đòi ăn bánh snack thay vì ăn cơm, tại sao trẻ hay đòi ăn bánh kẹo thay vì ăn trái cây?
Có 2 lí do giải thích tại sao bé lại như vậy, bạn đã vô tình giới thiệu cho trẻ quá sớm trước khi trẻ nhận ra đó là đồ ăn vặt:
1. Ăn bánh snack, kẹo và bánh thì quá dễ dáng cắn và nhai, còn nghe vui tai, có mùi thơm, mùi vị đa dạng so với việc ăn cơm.
2. Những thực phẩm này thường sử dụng chất điều vị để vị ngọt trở nên "đậm đà", vị chua cũng "cuốn hút", vị mặn rất "chất", nghĩa là đều được "over" để tăng hương vị, việc bé dưới 5 tuổi còn đang học hỏi về mùi vị, thì việc bé bị cuốn hút là điều dễ hiểu.

SỨC KHỎE CỦA TRẺ NẰM TRONG TAY TRÁI VÀ PHẢI CỦA CHA MẸ.
Nhiều cha mẹ chia sẽ: "Không muốn giới thiệu cho bé ăn, nhưng ở nhà thấy ai ăn món đó, bé nhìn "thèm thuồng" và đưa tay đòi ăn, nên cho bé thứ 1 miếng. Sau đó, bé đòi ăn, và biết bánh ở ngăn nào trong siêu thị để vòi vĩnh mẹ." Một mẹ khác nói: Không thể ngăn được điều này, vì các bé hàng xóm thường ăn và bé cũng được cho ăn từ các cô, bác hàng xóm.

SỰ THẬT VỀ "PHẦN THƯỞNG CỦA THỨC ĂN"
Sự thật thứ 1: Trẻ trước 5 tuổi là có đủ tính chất của một "thám tử chuyên nghiệp". Có thể bạn không tin! Nhưng đây là sự thật từ những nghiên cứu về não bộ trẻ nhỏ. Nếu bạn nào trải nghiệm: Bé chỉ nhìn 3-4 lần một việc mẹ/ai đó làm thì có thể bắt chước lại gần như chính xác. Não bộ trẻ như cái camera ghi nhận và phân tích nhanh mỗi khung hình để dần được ghép thành “full HD” sau đó. Trẻ rất chú ý đến mọi người xung quanh như cách chúng ta nói chuyện, cách chúng ta ăn uống.

Tuy nhiên, trẻ có thể chấp nhận được “sự khướt từ”. Trẻ sẽ không “lì” đòi một món đồ ăn/món đồ nếu không được phép ngay từ lần đầu tiên (lúc này chưa hình thành “FULL-HD” trong não) và đòi. Lúc này, cha mẹ có quyền trả lời “KHÔNG” hoặc “ CHO”, tùy vào bạn. Nhưng, chỉ một lần cho là khung hình sẽ chuyển sang khung “FULL-HD” vì trẻ có thể cảm nhận nó bằng xúc giác, vị giác, khứu giác, thay vì thị giác trước đó. Sau đó, trẻ rất nhạy với nó vì 1 bộ phim về món đồ đó ở trong não trẻ rồi, và trẻ có thể tìm thấy nó ở bất cứ đâu.
Giả sử nếu bạn lựa chọn “KHÔNG”, thì hình ảnh ban đầu không đủ mạnh, trẻ sẽ tự điều chỉnh hành vi và học được “pháp lệnh” của cha mẹ là “mình không được phép”. Do đó, khi quyết định cho con bạn cái con bạn muốn, thì bạn hãy đặt lên bàn cân để cân đo nặng nhẹ vấn đề đó. 1 bên là con vui nhất thời khi đạt được món đồ đó, 1 bên là những tác hại của nó lên trẻ. Nếu bạn kiên nhẫn đợi 1 vài năm nữa khi trẻ lớn trẻ vẫn có thể nhận, thử món đồ đó.

Sự thật thứ 2, hành vi ăn uống của trẻ dưới 5 tuổi chỉ thay đổi khi chính cha mẹ là người hướng bé thay đổi, không phải bạn bè. Do đó, việc bé ăn gì trên trường, nhà bạn hàng xóm không làm bé ăn xấu hơn nếu ở nhà cha mẹ hướng trẻ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, để hạn chế những hành vi ăn uống của bé không tốt trên trường, bạn có thể liên lạc với giáo viên để hướng dẫn giúp đỡ bé hoặc không tạo điều kiện cho bé ăn không tốt như cho tiền mua quà vặt, mua bánh snack/kẹo bỏ balo cho bé ăn. Nhiều cha mẹ nói: Nhìn các bạn ăn con “thèm”, tội nghiệp. Một lần nữa, tôi muốn nói về sự lựa chọn là nằm ở tay trái và tay phải của cha mẹ, cha mẹ có thể dùng tay phải kiên quyết bỏ những thức ăn không tốt, và dùng tay trái “hướng dẫn/mua/làm những thức ăn tốt cho bé cầm ăn khi đi học”. Đừng nhìn vào con người khác, hãy chăm sóc con của bạn vì đó là con của bạn.

 LOẠI BỎ NHỮNG THỰC PHẨM KHÔNG TỐT CHO BÉ
Thực tế, Báo cáo gần đây tại Hội Nghị dinh dưỡng nhi khoa quốc tế, Gs.Bs. Huffman, ĐH California, Mỹ đã cho thấy:

"Nhiều hơn 20% các bé độ tuổi 6-8 tháng đã bắt đầu cho làm quen với các loại bánh ngọt, bánh snack (do cha mẹ hoặc người thân cho bé ăn chơi như "cho bé ăn thử xem bé có thích không") Quá sai lầm cho chuyện "ăn thử tai hại này". Gs. Huffman nhấn mạnh việc ăn những thức ăn giàu đường hay nhiều muối này là đang làm bé rối loạn vị giác, dù chỉ 1 lần. Tự cha mẹ làm bé biếng ăn, làm bé kén ăn khi tự chính cha mẹ đưa cho bé ăn những món mà các chuyên gia dinh dưỡng không bao giờ khuyến khích cha mẹ làm điều này.

Và báo cáo cũng cho thấy rằng :"75% các bé Châu Á bắt đầu "nghiện" các loại thức ăn này khi bước sang 2 tuổi nếu giới thiệu chúng từ sớm". Lại 1 cái sai nghiêm trong nữa mà cha mẹ Châu Á mắc phải là cứ nghĩ: bé ăn không tốt, thì cứ cho bé ăn lặt vặt mấy món này, bé có vẻ thích ăn. Quá sai lầm cho suy nghĩ này, bé càng ăn lặt vặt mấy món giàu năng lượng từ chất béo trans-fat này (1 loại chất béo rất tệ cho tim mạch và não bộ các bé) làm các bé no, giảm hấp thu chất dinh dưỡng từ các thực phẩm khác và hệ tiêu hóa hoạt động không hiệu quả.

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA CÁC LOẠI BÁNH SNACK, BÁNH KẸO, SOCOLA VÀ NƯỚC NGỌT?
Không có chất dinh dưỡng nào mang lợi ích từ các loại trên. Ngược lại, các loại bánh này là có hàm lượng muối hoặc đường rất cao, lượng chất béo xấu rất cao (Báo cáo của BBC Health cho thấy 1 bịch snack 35gram chứa 3 muỗng cafe dầu (15ml dầu). Hàm lượng dầu quá cao như vậy làm bé có các vấn đề tiêu hóa khi ăn là dễ hiểu).

Hơn nữa, các loại snack không lành mạnh này còn chứa chất ổn định, chất nhũ hóa, chất bão quản. Đặc biệt các chất điều vị gồm các a-xít , do đó, gia tăng rối loạn vị giác của bé và tạo môi trường cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển.

NHỮNG NGUY CƠ SỨC KHỎE LIÊN QUAN VỚI VIỆC ĂN BÁNH SNACK, BÁNH KẸO VÀ NƯỚC NGỌT
Việc ăn quá nhiều đường và muối sẽ làm vị giác bé rối loạn, dẫn đến biếng ăn kéo dài, khó điều trị. Ngoài ra, còn gia tăng cao huyết áp nhi khoa và phát triển bệnh tim khi bé lớn.

Chậm phát triển trí não và gia tăng nguy cơ các bệnh khác do nhiều chất điều vị không khuyên dùng cho nhi khoa, nhưng các loại bánh snack này đều chứa các chất điều vị này.

THAY THẾ NHỮNG LOẠI SNACK KHÔNG LÀNH MẠNH BẰNG THỰC PHẨM KHÁC LÀNH MẠNH HƠN

* Các loại hạt ăn dặm như hạt bí, hướng dương, hạt goji, hạt hoa hồng đen.
* Trái cây không quá ngọt như bơ, chuối, dâu tây, thanh long,... để bé học mùi vị và lấy chất dinh dưỡng từ tự nhiên.
* Sữa chua và phô mai
* Tự làm các loại bánh ho bé như cup-cake cà rốt, bí đỏ, khoai lang, hoặc xiên que trái cây hoặc tôm thịt cá.

Nguồn: Sưu tầm

Tin tức khác

CẦU VỒNG KẾT HỢP TỔ CHỨC NGÀY SÁCH VÀ VĂN HÓA ĐỌC VIỆT NAM TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC TRUNG YÊN

CẦU VỒNG KẾT HỢP TỔ CHỨC NGÀY SÁCH VÀ VĂN HÓA ĐỌC VIỆT NAM TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC TRUNG YÊN

15/04/2024

NGÀY HỘI TIẾNG ANH CỰC NHIỆT HUYẾT CÙNG CÁC NGOAN XINH YÊU CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC XUÂN ĐỈNH (BẮC TỪ LIÊM, HÀ NỘI)

NGÀY HỘI TIẾNG ANH CỰC NHIỆT HUYẾT CÙNG CÁC NGOAN XINH YÊU CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC XUÂN ĐỈNH (BẮC TỪ LIÊM, HÀ NỘI)

12/04/2024

OLYMPIC VICTORY 2024 - Mầm Non Thực nghiệm Victory

OLYMPIC VICTORY 2024 - Mầm Non Thực nghiệm Victory

06/04/2024

PHẠM BẢO CHÂU - CÔ BÉ HẠT TIÊU 2 LẦN TRỞ THÀNH ĐẠI SỨ VĂN HÓA ĐỌC

PHẠM BẢO CHÂU - CÔ BÉ HẠT TIÊU 2 LẦN TRỞ THÀNH ĐẠI SỨ VĂN HÓA ĐỌC

26/03/2024

ĐIỂM ĐẾN TIẾP THEO CỦA PHONG TRÀO “CÙNG EM VỮNG BƯỚC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG” - TRƯỜNG TIỂU HỌC XUÂN ĐỈNH

ĐIỂM ĐẾN TIẾP THEO CỦA PHONG TRÀO “CÙNG EM VỮNG BƯỚC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG” - TRƯỜNG TIỂU HỌC XUÂN ĐỈNH

13/03/2024

Viết bình luận